CHỦ ĐỀ, NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11/7 NĂM 2023

0
697

CHỦ ĐỀ, NỘI DUNG HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11/7 NĂM 2023

1. Chủ đề: “Phát huy sức mạnh của bình đẳng giới: “Nâng cao tiếng nói của phụ nữ và trẻ em gái để giải phóng tiềm năng vô hạn của thế giới chúng ta”.

2. Diễn giải chủ đề: Ngày Dân số Thế giới năm 2023 lại là một dịp nữa để Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tiếp tục thực hiện những công việc, những nỗ lực không ngừng đảm bảo quyền và lựa chọn cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái để tạo ra một thế giới với tiềm năng vô hạn.

Hiện nay phụ nữ và trẻ em gái chiếm 49,7% dân số toàn cầu[1], nhưng những mong muốn của họ về cuộc sống, gia đình và việc làm vẫn bị bỏ qua khi bàn về các vấn đề nhân khẩu học và quyền của họ vẫn bị vi phạm trong các chính sách về dân số. Điều này đã tạo ra một thế giới đang loại trừ, bỏ qua và hạn chế tiềm năng của mỗi cá nhân trên hành tinh của chúng ta. Nó sẽ làm cho tất cả chúng ta, chứ không chỉ riêng phụ nữ và trẻ em gái, không được hưởng một tương lai thịnh vượng, hòa bình và bền vững hơn.

Nguồn gốc của vấn đề này chính là bất bình đẳng giới. Khắp nơi trên thế giới sự bất công phổ biến này đã làm cho phụ nữ và trẻ em gái không được đi học, không có việc làm và không giữ vị trí lãnh đạo; hạn chế những nỗ lực cá nhân và khả năng ra quyết định về sức khỏe và đời sống tình dục và sinh sản của họ; và làm tăng nguy cơ dễ bị tổn thương do bạo lực, những thực hành có hại và tử vong mẹ do những nguyên nhân hoàn toàn có thể ngăn chặn được.

Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là bất bình đẳng giới đã ngăn cản thế giới đặt ra các câu hỏi hay quan tâm đến những gì mà phụ nữ và trẻ em gái mong muốn.

Những mong muốn của phụ nữ và trẻ em gái là quan trọng và UNFPA quan tâm đến những mong muốn đó. Như đã khẳng định trong Báo cáo Tình trạng Dân số năm 2023, khi phụ nữ và trẻ em gái được xã hội trao quyền tự chủ về cuộc sống và cơ thể của mình, họ và gia đình của họ sẽ thành đạt. Và kết quả là chúng ta sẽ tạo ra một thế giới tốt đẹp, bao trùm và được trang bị tốt hơn để có thể giải quyết bất cứ những thay đổi và thách thức nhân khẩu học nào trong tương lai[2].

Nhân ngày Dân số Thế giới năm 2023, chúng ta nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy bình đẳng giới để tạo điều kiện thực hiện những giấc mơ của 8 tỷ người. Quá trình này cần bắt đầu từ việc lắng nghe tiếng nói của phụ nữ, trẻ em gái và những người yếu thế và xây dựng luật pháp và chính sách để có thể giúp họ thực hiện các quyền của mình và đưa ra các quyết định đúng đắn.

Chỉ khi đó chúng ta mới có thể huy động được sức mạnh của một nửa dân số trên hành tinh để giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay. Một thế giới đa dạng, thịnh vượng với 8 tỉ người đầy những tiềm năng vô hạn phụ thuộc vào điều này.

  1. Những thông điệp chính nhân ngày Dân số Thế giới năm 2023

– Chúng ta phải thúc đẩy bình đẳng giới để tạo ra một thế giới vốn với những tiềm năng vô hạn được công bằng, có khả năng chống chịu và bền vững hơn.

+ Xã hội và cộng đồng sẽ mạnh mẽ và lành mạnh hơn khi phụ nữ và trẻ em gái được quyền quyết định về việc lập gia đình và thời điểm kết hôn theo mong muốn của mình.

+ Sức sáng tạo, sự khéo léo, nguồn lực và sức mạnh của một nửa dân số trên hành tinh của chúng ta là cơ sở quan trọng để giải quyết các thách thức về nhân khẩu học và các thách thức khác đang đe dọa tương lai của chúng ta, trong đó có biến đổi khí hậu và xung đột.

+ Phụ nữ đóng vai trò quan trọng tạo sự đồng thuận và kiến tạo hòa bình ở mọi cấp độ.

– Bất bình đẳng giới là có hại và vi phạm các quyền và sự lựa chọn của phụ nữ và trẻ em gái.

+ Bất bình đẳng giới làm cho phụ nữ và trẻ em gái không được đến trường, không có việc làm và không được đảm nhận những vị trí lãnh đạo; hiện chỉ có 6 quốc gia có đại diện nữ giới ngang bằng với nam giới trong quốc hội.

+ Bất bình đẳng giới hạn chế nỗ lực cá nhân và khả năng ra quyết định về sức khỏe và đời sống tình dục và sinh sản của người phụ nữ và thường dẫn đến sự khác biệt giữa mong muốn và thực tế sinh sản của người phụ nữ.

+ Bất bình đẳng giới cũng làm trầm trọng nguy cơ phụ nữ và trẻ em gái bị tổn thương do bạo lực và các thực hành có hại. Nó cũng như tăng nguy cơ tử vong khi mang thai và sinh đẻ do những nguyên nhân có thể ngăn ngừa được, với thực trạng là cứ mỗi hai phút lại có một phụ nữ tử vong khi mang thai hay trong khi sinh đẻ.

– Những điều phụ nữ và trẻ em gái mong muốn có ý nghĩa rất quan trọng  dù ở bất cứ đâu – trong bối cảnh phát triển hay khủng hoảng nhân đạo, trực tuyến hay ngoại tuyến.

+ Tăng cường bình đẳng giới đòi hỏi chúng ta cần lắng nghe tiếng nói của phụ nữ, trẻ em gái và những người yếu thế để hiểu những thách thức mà họ phải đối mặt khi họ hiện thực hóa ước mơ hay tiềm năng của mình.

+ Rất phổ biến thực trạng là những rào cản và khó khăn về kinh tế (liên quan đến giới) đối với sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục và quyền của phụ nữ, bao gồm cả việc không có các biện pháp tránh thai đang ngăn cản phụ nữ tạo dựng một gia đình mà họ mong muốn. Đó là các thí dụ về vi phạm quyền tự quyết cơ thể của người phụ nữ và vấn đề này đe dọa tương lai toàn cầu chung của chúng ta.

+ Các chính phủ phải thúc đẩy các quyền của phụ nữ và trẻ em gái và khả năng tự đưa ra quyết định của mình thông qua luật pháp nhằm đảm bảo sự bao trùm toàn diện và khả năng chống chịu của dân số toàn cầu.

– Đầu tư vào bình đẳng giới hôm nay là đầu tư cho tương lai chung của chúng ta.

+ Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái để họ thực hiện các quyền và đưa ra các quyết định, đặc biệt liên quan đến quyền tự quyết về cơ thể, sẽ góp phần tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Đó là một thế giới mà người dân có thể sống một cuộc sống không bị bạo lực và có thể phát huy đầy đủ tiềm năng cá nhân.

+ Quyền của phụ nữ cũng là quyền con người; vì vậy tăng cường bình đẳng giới là các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực thi quyền con người ở mức độ cao nhất có thể.

+ Theo Ngân Hàng Thế giới, thu hẹp khoảng cách giới trong việc làm có thể làm tăng tỷ lệ GDP đầu người trong tương lai lên trung bình 20%.

Con số và sự kiện:

– Hơn 40% phụ nữ trên thế giới không thể tự quyết định về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục và các quyền về sức khỏe sinh sản của mình.[3]

– Cứ 4 phụ nữ thì chỉ có một người ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình thực hiện được mong muốn sinh sản của mình.[4]

Cứ 2 phút lại có một phụ nữ tử vong khi mang thai hay trong lúc sinh nở (ở những khu vực có xung đột thì con số tử vong này cao gấp đôi).

– Gần một phần ba phụ nữ bị bạo lực bởi bạn tình, bị bạo lực tình dục bởi người không quen biết hoặc cả hai trường hợp.

– Chỉ có 6 quốc gia có 50% hay hơn 50% thành viên quốc hội là phụ nữ.[5]

– Hơn hai phần ba trong số 800 triệu người dân không biết đọc trên toàn cầu là phụ nữ.[6]

Thông tin thêm:

Chiến dịch của UNFPA khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhân ngày Dân số Thế Giới 2023 sẽ tập trung vào quyền sinh sản của phụ nữ – dựa trên góc độ bình đẳng giới và quyền con người. Tập trung vào việc làm thế nào để hỗ trợ quyền lựa chọn về sức khỏe sinh sản của phụ nữ là chìa khóa giải quyết các vấn đề về dân số.

 [1]  https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL.FE.ZS

[2] (Trích lời dẫn trong Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới 2023 của Giám đốc Điều hành UNFPA Tiến sĩ Natalia Kanem: “Mối quan hệ giữa quyền tự chủ về sức khỏe sinh sản và cuộc sống lành mạnh hơn là sự thực không thể tranh cãi được: khi phụ nữ được quyền đưa ra những lựa chọn liên quan đến cơ thể và cuộc sống của họ, bản thân họ và gia đình của họ sẽ thành đạt – và xã hội nơi họ sống cũng sẽ thịnh vượng.”)

[3] https://www.unfpa.org/data/world-population-dashboard

[4] https://www.unfpa.org/swp2023

[5] https://www.unwomen.org/en/what-we-do/leadership-and-political-participation/facts-and-figures

[6] https://www.unwomen.org/en/news/in-focus/commission-on-the-status-of-women-2012/facts-and-figures

3. Nội dung

– Tiếp tục tuyên truyền phổ biến chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước: Nghị quyết số 21-NQ/TW; Nghị quyết số 137/NQ-CP; Chiến lược Dân số Việt Nam, các chương trình, đề án, kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ và UBND huyện phê duyệt; Nghị quyết của cấp ủy, kế hoạch hành động của chính quyền các cấp.

– Tăng cường tuyên truyền về Luật hôn nhân gia đình, Luật bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện bình đẳng giới.

– Tuyên truyền nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái và đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho phụ nữ, trẻ em gái;   tuyên truyền tác hại của phá thai, tập trung tuyên truyền về giảm thiểu tình trạng mang thai ngoài ý muốn và phá thai ở tuổi vị thành niên, thanh niên.

– Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính thai nhi, nêu cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Truyền thông tạo dư luận xã hội phê phán các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi và ủng hộ người phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này; tăng cường giáo dục về kỹ năng sống hiệu quả, giáo dục giới tính toàn diện chú trọng bình đẳng giới để trẻ em gái được an toàn và phát triển đầy đủ cả về thể chất và trí tuệ là điều cần thiết cho sự phát triển.

– Tuyên truyền, vận động nam, nữ thanh niên thực hiện tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn, trước hết là các đối tượng có nguy cơ cao. Nâng cao nhận thức của người dân về tác hại, hệ lụy của việc tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cấm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc,…

TRẢ LỜI

Please enter your comment!
Please enter your name here