Những điều cần biết về bệnh Bạch Hầu

0
61

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH BẠCH HẦU

 Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn Bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.

  1. Đường lây:

          Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước; từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh.

  1. Dấu hiệu nhận biết triệu chứng qua hình ảnh bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một căn bệnh nguy hiểm với các triệu chứng dễ nhận biết. Điển hình là sự hình thành giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản và mũi. Giả mạc này thường có màu trắng ngà hoặc xám, dính chặt vào tổ chức viêm và khi bóc ra có thể gây chảy máu, vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyết.

Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm sốt, ớn lạnh, sưng các tuyến ở cổ, ho ông ổng, viêm họng và sưng họng, da xanh tái, chảy nước dãi, cảm giác lo lắng, sợ hãi, đau khi nuốt và nổi hạch dưới hàm gây sưng đau vùng cổ. Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em với biểu hiện lâm sàng điển hình là giả mạc nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ.
Giả mạc bạch hầu có màu trắng hoặc xám, dai, dính, dễ chảy máu, có thể phình to gây tắc đường thở.

3. Biến chứng của bệnh Bạch hầu

Vi khuẩn Bạch hầu cũng có thể gây nhiễm độc toàn thân, ngoại độc tố của vi khuẩn xâm nhập vào máu gây ra tình trạng nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác. Hoặc có thể gây độc đến hệ thống tim mạch, gây ra các biến chứng bạch hầu nghiêm trọng như viêm cơ tim, đột ngột trụy tim mạch dẫn đến tử vong. Ngoài ra, Bạch hầu cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận; liệt do tổn thương hệ thần kinh vận động.

  1. Các biện pháp khuyến cáo người dân cần thực hiện để phòng ngừa bệnh Bạch hầu hiệu quả:

a). Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh Bạch hầu: ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td đầy đủ, đúng lịch.
b). Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
c). Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
d). Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh Bạch hầu phải được cách ly và đưa đến Cơ sở Y tế để được khám, điều trị kịp thời.
e). Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan Y tế.

  1. Lịch tiêm chủng vắc xin SII hoặc ComBe Five trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng: