Lịch khám, tiêm phòng trước và trong khi mang thai

0
520

Một người phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ nên tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh.Trước khi dự định có thai 3 tháng thì nên đi khám và tiến hành một số xét nghiệm, tiêm chủng ngừa. Dưới đây là thời gian, nội dung khám thai và tiêm phòng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và tiêm định kỳ cho thai phụ.

Các loại vaccin trước khi mang bầu cần tiêm là gì?

Viêm gan B

Ở Việt Nam, rất nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B. Trước khi có bầu, bạn cũng nên làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B. Vì bệnh này rất dễ tới bệnh ung thư gan.

Rubella

Đây là bệnh lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Rubella. Ngay cả người khỏe mạnh nhất cũng không nên thờ ơ với bệnh này.

Trước khi tiêm phòng Rubella, bạn cần nhớ chính xác xem mình đã tiêm chủng bao giờ chưa, có thể làm xét nghiệm và cần sự tư vấn của bác sỹ.

Thủy đậu

Thủy đậu có thể gây sốt và vùng da nổi ban ngứa ngáy. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.

Trước khi chuẩn bị có bầu, bạn cũng nên tiêm phòng bệnh thủy đậu và ít nhất sau 2 tháng mới nên có em bé.

Tiêm phòng cúm

Bạn cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang bầu để phòng tránh những bị hắt hơi, sổ mũi, cúm trong thời gian mang thai. Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bà bầu nên tiêm phòng cúm trong mùa cúm, từ tháng 11 đến tháng 3. Văcxin phòng cúm được coi là an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Thời điểm tiêm phòng cúm tốt nhất là tháng 10 hoặc tháng 11 – giai đoạn cúm bùng phát mạnh.

Với trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm, bạn cần đi khám sớm, nghỉ ngơi và uống đủ nước. Hãy đi khám ngay nếu xuất hiện triệu chứng cúm như hắt hơi, ho hay chảy nước mũi, khó thở.

Uốn ván

Mẹ có thể tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai hoặc trong lúc mang thai mà hoàn toàn vô hại với em bé.

Uốn ván là một chứng bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ và mất nhận thức. Vi khuẩn gây uốn ván có thể được tìm thấy trong đất hay chất thải của động vật. Chúng sẽ xâm nhập vào mạch máu qua vết thương hở trên da; vì thế, thai phụ cần đi khám ngay khi có vết thương sâu hoặc vết thương nhiễm bẩn. Chứng uốn ván có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Lịch tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ

Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao. Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1. Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau. Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau. Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.

Sau quá trình tiêm chủng, chỉ nên có thai sau tối thiểu 3 tháng khi dừng tiêm.

Lưu ý chúng tôi lấy ví dụ thời điểm có thai thích hợp là vào tháng 7:

Lần 1: Tháng 7
– Khám phụ khoa (bao gồm siêu âm phần phụ)
– Kiểm tra nội tiết
– Xét nghiệm máu, thử nước tiểu
– Siêu âm trứng
– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
Lần 2,3: Tháng 8,9
– Theo dõi nội tiết
– Siêu âm trứng
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)
Số lần đi khám trước khi có thai phụ thuộc vào thời gian thụ thai.

Sau khi thấy chậm kinh từ 1 tuần đến 10 ngày bạn phải bắt đầu đi khám.

Lần 1: Tuần thứ 5
– Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)
– Khám thai, kiểm tra nội tiết
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)
Lần 2: Tuần thứ 8
– Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)
– Khám thai, kiểm tra nội tiết
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)
Lần 3: Tuần thứ 12
– Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
– Khám thai, kiểm tra nội tiết
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)
Lần 4: Tuần thứ 16
– Siêu âm 2D
– Khám thai, kiểm tra nội tiết
– Xét nghiệm máu (Tripple test)
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống canxi, sắt và magie B6
– Uống (tiêm) nội tiết (nếu cần)
Lần 5: Tuần thứ 20
– Siêu âm 2D
– Khám thai, kiểm tra nội tiết
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
– Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)
Lần 6: Tuần thứ 22
– Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
– Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)
Lần 7: Tuần thứ 26
– Siêu âm 2D
– Khám thai, kiểm tra nội tiết
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
– Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày)
Lần 8: Tuần thứ 30
– Xét nghiệm máu, thử tiểu
– Làm thủ tục đăng ký đẻ
– Tiêm phòng uốn ván (AT1)
– Khám thai, siêu âm 2D
– Uống vi chất dinh dưỡng
– Uống canxi, sắt
– Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh
Lần 9: Tuần thứ 32
– Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
– Khám thai
– Thử tiểu
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
Lần 10: Tuần thứ 34
– Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Tiêm phòng uốn ván (AT2)
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
Lần 11: Tuần thứ 36
– Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
Lần 12: Tuần thứ 38
– Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
Lần 13: Tuần thứ 39
– Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
Lần 14: Tuần thứ 40
– Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
– Tiêm phòng

Ngay từ khi lọt lòng mẹ, trẻ em đã cần tiêm chủng vacxin phòng bệnh và lịch tiêm chủng được hoàn tất trước khi trẻ trưởng thành.

Benh.vn